Content Marketing đang dần định vị trong kế hoạch truyền thông tiếp thị năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã hiểu để có một chiến dịch quảng cáo hiệu quả thì việc đầu tư nội dung là cần thiết. Sau đây là dự báo xu hướng content marketing 2023 dành cho nhà quảng cáo, với nhiều từ chuyên ngành thay vì súc tích dành cho chủ doanh nghiệp.
1. Hãy bắt đầu với dữ liệu
Tức là người làm nội dung, các copywriter, content creator phải làm quen với những con số, thay vì tìm ra nhiều lý do ‘dữ liệu làm giảm sự sáng tạo’. Bạn có nghĩ đến việc nói đi nói lại một nội dung trên kênh của mình làm fan nhàm chán bạn không? Nên hãy chịu khó đọc số và cảm nhận rồi sáng tạo nội dung để các fan yêu bạn hơn nhé.
Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều công cụ kỹ thuật số, cả miễn phí lẫn trả phí, người làm marketing nói chung ngày càng có nhiều cơ hội hơn để thu thập dữ liệu về khách hàng của họ, hiểu về khách hàng một cách thực tế và chính xác nhất.
Bạn chỉ cần dành khoảng 20 giờ để làm quen với Google Analytics, hay mục Phân tích kênh của Youtube Studio hoặc Meta Business Suite… là có thể nghe ngóng được người theo dõi bạn đang thích nội dung nhiều hơn, nội dung nào bạn đang làm tốt nhất… việc sáng tạo sẽ trở nên vô cùng hiệu quả và dễ dàng.
Ngoài các công cụ miễn phí như Google Analytics, Google Search Console, Google Keyword Planner, marketer cũng có thể lựa chọn các công cụ có trả phí như Ahrefs, Moz hay HubSpot để thu thập được nhiều dữ liệu hơn và đánh giá dữ liệu một cách chính xác hơn.
2. Lựa chọn đúng nội dung cho từng nền tảng
Đừng nhắm mắt đăng 1 video cho Youtube, Facebook, Instagram và TikTok. TikTok rất thông minh, thuật toán của họ chỉ thích những video 1 phút, có nội dung thông tin hữu ích, dễ hiểu, hài hước, thú vị và hashtag, lẫn nhạc liên quan đến kịch bản vậy là bạn tha hồ ngồi đếm view sau vài tiếng đồng hồ đăng tải.
Trong khi, Reels của Facebook và Instagram cần những video phù hợp từng nhóm người theo dõi fanpage mà bạn có thể phân tích tại Meta Business Suite. Shorts của Youtube cũng tương tự, nhưng video dành cho YouTube thì không, nó đòi hỏi tính chuyên nghiệp như một nhóm làm truyền hình vậy.
Vì có quá nhiều các nền tảng nơi thương hiệu có thể đăng tải các nội dung tiếp thị của họ, nhiều người làm marketing và thương hiệu hiểu nhầm rằng việc đăng lên tất cả các nền tảng là chiến lược khôn ngoan nhất.
Sự thật là, bởi vì không phải tất cả nội dung và nền tảng truyền thông mạng xã hội đều có cùng phạm vi tiếp cận, tính có thẩm quyền, nơi mà người dùng đánh giá cao nhất hay đơn giản là vì những hạn chế về mặt nguồn lực của doanh nghiệp, việc lựa chọn ra một số nền tảng trọng tâm là cách làm tối ưu hơn.
Để bắt đầu, điều quan trọng là bạn phải thực hiện các nghiên cứu thị trường riêng, tìm hiểu xem đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu và họ tương tác với loại nội dung nào nhiều nhất.
Tất cả những công việc này là chìa khóa để tối đa hóa khả năng hiển thị và gây ảnh hưởng của thương hiệu và đưa nội dung của thương hiệu đến nơi có nhiều khả năng có tác động nhất. Một khi thương hiệu đã có được “những chỗ đứng nhất định” trên các nền tảng, bạn có thể khám phá các cơ hội khác để gia tăng phạm vi tiếp cận và mức độ nhận thức.
3. Sáng tạo để quản trị ngân sách & nguồn lực
Ngân sách và nguồn lực Digital Marketing luôn là rào cản của nhiều thương hiệu, điều này làm hạn chế khả năng hiển thị và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động Content Marketing. Báo giá quay video và chụp ảnh sản phẩm luôn là nổi ám ảnh của bất cứ nhà quảng cáo nào cũng đối mặt.
Một cách phổ biến nhưng cũng khá hiệu quả để “kéo dài tuổi thọ” của nội dung đó là tái sử dụng nội dung. Hầu hết các bộ phận sản xuất nội dung của các thương hiệu thường có đủ ngân sách cho 2 đến 3 buổi chụp ảnh và ghi hình cho cả năm. Sau đấy, tất cả hình ảnh sẽ được tái sử dụng khéo léo. Bạn cũng có thể kết hợp với kho ảnh và video từ internet.
Một mẹo hay cho các nhà sáng tạo nội dung: bạn có thể tìm hiểu thị hiếu người dùng thông qua lượt view hashtag hoặc search volume của từ khoá… sau đấy lên kế hoạch sản xuất nội dung cùng freelancer chắc tay cộng tác lâu năm để giảm 50% ngân sách. Từ 3 buổi chụp có thể nâng lầm 6 rồi. Nếu chịu khó thì mình cũng có thể tự quay chụp cùng đội ngũ in-house. Ít nhất 2 tháng có 1 buổi chụp và quay sản phẩm, hoặc mỗi tuần dành ra 2 ngày để cả team cùng nhau thực hiện.
4. User-generated Content Marketing (UGC-M)
Trong khi nhiều khách hàng ngày càng tỏ ra thờ ơ với các nội dung mang tính “quảng cáo” từ thương hiệu, cách tốt nhất để xây dựng chiến lược và nắm bắt xu hướng Content Marketing trong 2023 (và ngay cả trong 2022) là sử dụng những nội dung do chính người dùng tạo ra (UGC).
UGC trong một bức tranh lớn hơn có thể gọi là tiếp thị cộng đồng hay Community Marketing; đây là cách thức hiệu quả để tạo ra các cuộc trò chuyện liên tục giữa doanh nghiệp và khách hàng từ đó mang lại nhiều cơ hội để xây dựng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Đó có thể là những cuộc thăm dò ý kiến, nơi khách hàng có thể đưa ra ý kiến phản hồi của họ, đó có thể là những trò chơi (Gamification) cho phép khách hàng tham gia, hay nhiều cách thức khác mà khách hàng đóng vai trò là người tạo ra các cuộc thảo luận chính.
Sau khi có được rất nhiều nội dung, các thương hiệu có thể sử dụng các nội dung này (cần lấy ý kiến cho phép từ khách hàng) để quảng cáo và đưa vào các hoạt động marketing. Vì nó là những nội dung do “những người tương tự” như họ tạo ta, khách hàng có xu hướng dễ tiếp nhận hơn và ít cho là “quảng cáo” hơn.