Mạng xã hội đang phát triển một cách thịnh vượng và trở thành phương thức giao tiếp lẫn giải trí chủ yếu của xã hội hiện nay. Và tất nhiên, các doanh nghiệp sẽ bưng bê sản phẩm của mình lên các nền tảng để bán hàng. Sau đây là 10 dự báo xu hướng social media 2023 mà các doanh nghiệp nên biết để tăng hiệu suất đầu tư vào social media marketing.
1. Không còn Cookies hay dữ liệu của bên thứ ba
Các cụm từ ‘dữ liệu bên thứ ba’ hay lưu cookies mỗi khi bạn truy cập vào website đều không còn vào năm 2023 nữa. Điều này giúp việc bảo vệ thông tin cá nhân của bạn an toàn và rõ ràng hơn. Thay vào đó, các tiêu chuẩn mới có tên gọi ‘API” sẽ được thay thế, để quản trị viên website hiểu được nhu cầu, quản lý người dùng để bảo đảm an toàn cho website của họ như: Privacy Sandbox APIs của Google.
Các nhà quảng cáo sẽ dựa vào các công cụ tìm hiểu và phân tích người dùng như social listening cho các chiến dịch quảng cáo Facebook, Instagram, TikTok… hay Google Search Console, Ahrefs… để nghiên cứu bộ từ khoá cho các chiến dịch Google Ads.
Cuộc chơi quảng cáo chuyển đổi performance marketing trở nên đơn giản và công bằng hơn là dựa vào các thủ thuật sử dụng thông tin cá nhân người dùng như trước giờ vẫn vậy. Ngược lại, doanh nghiệp cần hiểu cặn kẽ hành trình tiếp cận người dùng và chiến lược chuyển đổi khách hàng qua từng bước. Kiên nhẫn và chăm chút hơn với khách hàng của mình.
2. Tiêu chuẩn mới cho Social Media
Không phải tất cả mọi thứ trên internet đều là thật. Đặc biệt là trên Social Media. Và bây giờ, hầu hết chúng ta đều có thể chứng kiến sự thật này. Các thương hiệu, cá nhân và thậm chí cả phía chính phủ đều đang phải đối phó với những hậu quả mà tin tức giả mạo (Fake News) đã để lại.
Trong khi đó, deepfake (một công nghệ làm giả) hay những nội dung do AI tạo ra cũng đang cố gắng đánh lừa người xem bằng những thứ vốn không có thật.
Khi người tiêu dùng cần tin tưởng vào những nội dung mà họ tương tác, vào năm 2023, bạn có thể kỳ vọng rằng nhiều thương hiệu hay nền tảng mạng xã hội hơn sẽ cần phải thể hiện những tiêu chuẩn xã hội mới, từ sự chính trực đến tính xác thực và hơn thế nữa.
Giải pháp cho thương hiệu.
Tùy thuộc vào sản phẩm hay sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission), các doanh nghiệp hãy sử dụng các chiến lược nội dung tập trung vào việc giúp đối tượng mục tiêu hiểu về cách thương hiệu sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của họ.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường hay công cụ Social Listening để hiểu cách đối tượng mục tiêu quan tâm đến quyền riêng tư.
- Kiểm tra lại các nguồn cộng tác (như influencer hay các đối tác, v.v.) với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
- Sử dụng các công cụ tự động để cảnh báo hay nhắc nhở thương hiệu trong trường hợp có khủng hoảng (thương hiệu) xảy ra.
3. Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung
Liên quan đến khái niệm mạng xã hội, sự thiếu kiểm soát của cá nhân trên nền tảng hiện đang là một vấn đề lớn.
Tất cả những thứ như các nội dung được phép đăng, cách dữ liệu đang được thu thập và lưu trữ hay các loại kiểm duyệt khác, v.v., đều được định hình và quy định bởi chủ sở hữu của các nền tảng, người dùng về cơ bản là không có quyền kiểm soát hay định đoạt.
Vào năm 2023 và xa hơn nữa, khi các nền tảng mạng xã hội phi tập trung cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn về tất cả những nội dung liên quan đến họ trên nền tảng, một sự trỗi dậy của các nền tảng kiểu này sẽ được chứng kiến rõ và nhiều hơn.
Khi người dùng vừa mong muốn có được nhiều quyền kiểm soát hơn, đồng thời, họ cũng lo ngại về quyền tự do ngôn luận trên nền tảng, các nền tảng mạng xã hội kiểu mới cũng cần phải tập trung giải quyết những vấn đề này.
Giải pháp cho thương hiệu.
Khi đối tượng mục tiêu chuyển sang thử nghiệm các nền tảng mới, các thương hiệu cũng sẽ có cả những thách thức và cơ hội mới.
Khi mọi người tìm kiếm các nền tảng riêng tư để kết nối với các cộng đồng cá nhân khác hay các cộng đồng với các chủ đề nội dung cụ thể (topic-based communities), việc hiểu cách đối tượng mục tiêu tương tác và kỳ vọng là chìa khóa cho các thương hiệu.
4. Multi-sensory Social Media
Với tư cách là những người làm marketing, chúng ta thấy rằng, các xu hướng tiêu thụ nội dung đã liên tục thay đổi trong những năm vừa qua, từ các định dạng video ngắn (short-form video) đến âm thanh xã hội (Podcast). Và trên thực tế, không có một định dạng nào có thể thống trị trong dài hạn.
Vào năm 2023, khi chúng ta tiến gần hơn với ‘thế giới internet của các giác quan’ (một nền tảng kết hợp các yếu tố công nghệ khác nhau để tạo ra các trải nghiệm đa giác quan kỹ thuật số), các nền tảng mạng xã hội theo kiểu đa giác quan (Multi-sensory Social Media) sẽ tiếp tục là xu hướng.
Các nền tảng này không chỉ giúp kích thích người tiêu dùng theo những cách tương tác mới hấp dẫn hơn, nó còn cung cấp các định dạng nội dung (Content format) mà họ yêu cầu.
Các thương hiệu sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào việc đưa các yếu tố giác quan vào trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng, từ trò chơi hóa (Gamifications) đến các trung tâm kỹ thuật số nhập vai (Immersive Digital Malls). 45% người tiêu dùng kỳ vọng đây sẽ là xu hướng chủ đạo vào năm 2030.
5. Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, người tiêu dùng đang ngày càng coi mạng xã hội là một nơi không chỉ để giải trí mà còn là để mua sắm, khái niệm Social Commerce hay thương mại xã hội ra đời và phát triển.
Cũng giống như Influencer Marketing cách đây một vài năm trước, Social Commerce đang thể hiện vai trò của mình. Ở một số khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, 49,5% người dùng mạng xã hội đã mua hàng trên mạng xã hội, so với 44% ở Mỹ.
Thương mại xã hội ở Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 14,3% tổng doanh số thương mại điện tử (eCommerce) vào năm 2023, so với chỉ 4,9% ở Mỹ.
Mặc dù mua sắm trong ứng dụng đang được xem là xu hướng, không phải khu vực nào hay nhóm người tiêu dùng nào cũng mong muốn cách thức mua sắm này.
Giải pháp cho thương hiệu.
Nếu khách hàng mục tiêu của các thương hiệu hiện đang ở trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như YouTube, WhatsApp hay Facebook, hãy nghiên cứu xem liệu họ có đang mua hàng trong ứng dụng hay không hay trải nghiệm mua hàng của họ hiện đang như thế nào.
Tận dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening Tool) để thấu hiểu các insights của khách hàng cũng nên là ưu tiên hàng đầu để khám phá những thứ mà khách hàng không muốn chia sẻ trực tiếp với thương hiệu.
6. Metaverse kết nối với người dùng
Trong những năm trở lại đây, khái niệm Metaverse, tức sự kết hợp giữa thực tế kỹ thuật số, thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) đang trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm.
Facebook đổi tên thành Meta và từ đó không ngừng đầu tư vào Metaverse, trong khi các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Tencent cũng đang xây dựng các dự án Metaverse cho riêng mình.
Với giá trị thị trường tiềm năng ước tính khoảng 800 tỷ USD đến năm 2030, nhiều doanh nghiệp và thương hiệu hơn được kỳ vọng là sẽ tiếp tục gia nhập vào Metaverse vào năm 2023 và hơn thế nữa.
Bà Rebeca Ricoy Paramo, Giám đốc Marketing của Duolingo, một trong những nền tảng học ngoại ngữ lớn nhất thế giới cho biết:
“Chúng tôi đang kiếm tất cả các lựa chọn thay thế và khả năng của mình trong Metaverse. Tôi nghĩ rằng 2023 vẫn sẽ tiếp tục là một năm của sự khám phá, nơi nhiều thương hiệu hơn sẽ gia nhập và tìm kiếm cơ hội trong Metaverse.”
7. Các hoạt động phân tích dự báo
Mặc dù các hoạt động phân tích dự báo (Predictive Analytics) không phải là mới, trong năm 2023, nhiều Marketer hay chuyên gia Social Media hơn bắt đầu tích hợp hoạt động phân tích dự báo vào quy trình vận hành Marketing của họ.
Social Listening cùng với đó là sự phát triển của các nền tảng được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), sẽ giúp người làm digital marketing dự báo chính xác hơn các kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như các hiệu suất đầu ra dựa vào các dữ liệu lớn hiện có.
Khả năng mang lại rất nhiều tiềm năng, với khả năng nhìn vào tương lai của một xu hướng, chủ đề hoặc chiến dịch và hiểu cách nó sẽ thích ứng trong những tháng tới.
Trong khi hiện chỉ có khoảng 42% marketer cho biết họ có năng lực dự báo này, kỳ vọng sẽ thay đổi vào năm 2023.
Giải pháp cho thương hiệu.
Ngay cả khi việc phân tích dự báo không phải là mới đối với thương hiệu, bạn vẫn có thể có thêm được rất nhiều cơ hội nếu biết cách tận dụng chúng.
Bằng cách sử dụng dữ liệu có được từ hoạt động lắng nghe mạng xã hội hoặc dữ liệu từ CRM, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến thuật storytelling để xây dựng và kể các câu chuyện thương hiệu xoay quanh nhu cầu và cuộc sống của khách hàng.
8. Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp
Khi nhận thức về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng hơn, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội của các thương hiệu (được thể hiện trên cả các nền tảng Social Media).
Từ góc nhìn này, vào năm 2023, để trở nên khác biệt hơn, các thương hiệu cần phải thể hiện nhiều hơn các trách nhiệm của họ với cộng đồng và người tiêu dùng.
Người tiêu dùng sẽ mong muốn được nghe những thông điệp thương hiệu có ý nghĩa, họ không chỉ quan tâm đến các thuật ngữ chung chung như tính bền vững mà họ cần chứng kiến những hành động thiết thực từ phía các thương hiệu (và từ chính họ).
82% người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp đặt yếu tố con người và môi trường toàn cầu lên trước lợi nhuận của họ.
9. Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội
75% người tiêu dùng nói rằng đại dịch đã thúc đẩy những thay đổi lâu dài trong hành vi và sở thích của họ, và một trong số đó là họ có ít thời gian và sự tập trung hơn. Nói cách khác, họ giờ đây coi trọng thời gian gian – ngay cả khi nói đến các tương tác với thương hiệu.
Thách thức mới cho các thương hiệu là làm thế nào họ có thể giảm tải thời gian để khách hàng có được sản phẩm, từ lúc tìm hiểu đến quá trình vận chuyển.
Bằng cách tận dụng các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tự động và tối ưu trải nghiệm trên từng điểm chạm, các thương hiệu cần phải coi trải nghiệm của khách hàng là thứ quan trọng không kém gì chất lượng của sản phẩm.
Vào năm 2023, hy vọng sẽ có nhiều thương hiệu hơn xây dựng các kênh hỗ trợ truyền thông xã hội trong suốt hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey), cho phép người tiêu dùng phản hồi nhanh chóng và tức thời hơn.
10. Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, đại dịch đã làm thay đổi cách người tiêu dùng kỳ vọng từ các thương hiệu và cách họ tương tác với các thương hiệu, một xu hướng hành vi khác là họ ngày càng coi trọng các ý kiến từ cộng đồng, xây dựng cộng đồng thương hiệu theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc cho các doanh nghiệp.
Vào năm 2023, bên cạnh việc cá nhân hoá các điểm chạm nhỏ của khách hàng với thương hiệu, các thương hiệu nên hướng tới việc xây dựng các cộng đồng thương hiệu rộng lớn hơn, nơi có nhiều người hơn cùng chia sẻ về một sở thích hay kỳ vọng nào đó.
Các thương hiệu sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn để hiểu những thứ xoay quanh khách hàng, xác định chính xác ai hay thứ gì đang thực sự thúc đẩy động cơ mua hàng và tương tác của họ với các thương hiệu và hơn thế nữa.
66% các cộng đồng thương hiệu nói rằng cộng đồng của họ đã giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).